Để Lan phát triển tốt thì cần phải có bộ rễ khoẻ mạnh

Để Lan phát triển tốt thì cần phải có bộ rễ khoẻ mạnh

Lan phát triển tốt thì cần phải có bộ rễ khoẻ mạnh. Khi trồng phong lan, nếu cây khỏe, thân lá đanh vào mùa nghỉ mà bộ rễ vẫn sung, sáng màu, sạch bong… thì cách chăm sóc của mình là thành công, bộ rễ phát triển từ mùa này sang mùa kia đó mới là cách đánh giá chất lượng giá thể, phân bón và môi trường tiểu khí hậu nhà mình.

Để Lan phát triển tốt thì cần phải có bộ rễ khoẻ mạnh
Để Lan phát triển tốt thì cần phải có bộ rễ khoẻ mạnh

1. Cấu trúc và tầm quan trọng của rễ Lan

Rễ lan là 1 cơ quan sinh dưỡng có tầm quan trọng khá lớn. Chức năng là bám dính vào chất trồng, hút nước và muối khoáng, là nơi dự trữ dinh dưỡng tạm thời cho cây lan (ít).
Rễ phát triển mạnh thì mới tổng hợp được Hoocmon sinh trưởng Cytokinin. Chính cái Cytokinin này sẽ giúp cho chồi & thân cây phát triển tốt.

Cây lan không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng, trong đó cần nhiều: muối đạm, muối lân, muối kali. Rễ lan hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút. Nước và muối khoáng trong không khí, giá thể được lông hút hấp thụ lên các bộ phận của cây.

Cấu trúc rễ lan không nằm ngoại lệ gồm 4 miền: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng & miền chóp rễ.

Miền trưởng thành & miền hút trên lan là phần rễ trắng, lớp này rất nhiều lông hút và các mạch truyền dẫn. Có chức năng hút nước & muối khoáng, vận chuyển các chất dinh dưỡng đến thân và tế bào dự trữ. (Vai trò chính)

Miền sinh trưởng & miền chóp rễ là nơi phân chia các tế bào, giúp rễ dài ra, miền chóp rễ có tác dụng bảo vệ che chở các mô phân sinh khỏi bị hư hỏng bởi lực ma sát với giá thể khi dài ra. Nó là vùng chóp xanh ở đầu rễ. Có thể có chất nhầy hoặc không.

Các vấn đề về rễ hoa lan và cách khắc phục
Các vấn đề về rễ hoa lan và cách khắc phục

2. Các vấn đề về rễ hoa lan và cách khắc phục

Các vấn đề về sức khỏe của rễ lan đa phần đến từ yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, loại chất trồng, phân bón,… Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển rễ, hút nước và muối khoáng của cây.

Vấn đề rễ yếu ở cây lan mới trồng, mới tách ghép

Đa phần là rễ lan ở cây mới lấy về, cây mới tách chiết,… đều bị tổn thương nghiêm trọng, hư hỏng. Vậy bạn cần làm gì ?
Hãy cắt tỉa các phần rễ hư hỏng & tổn thương đi (không phải cắt tất cả). Cây tách rừng lâu bị hụt nước & khoáng chất nhiều thì vấn đề là sau khi tỉa rễ cần cung cấp thêm nước có pha khoáng chất cực kì loãng và ngâm cây vào ướt nhẹ rồi vớt ra treo chỗ thoáng. (Cây lan có khả năng hấp thu nước, dinh dưỡng qua thân và lá) Làm vài lần như thế.
Lưu ý là treo chỗ thoáng mát và có độ sáng tương đối cho tới khi sức khỏe cây tốt hơn thì mới đem ghép.

  • Chia sẻ bí quyết 1: Vitamin B1 là chất chống sốc cây trồng trong giai đoạn này cực kì hữu hiệu.
    • Chia sẻ bí quyết 2: Khi sức khỏe cây ổn hơn ta nên bổ sung đồng thời B1 và các chiết suất có chất dẫn rễ NAA, IBA + dinh dưỡng cực loãng để rể cây lành tổn thương và bắt đầu sản sinh rễ mới.
  • Vấn đề rễ chết miền sinh trưởng + chóp rễ (Các tình yêu hay gọi là thun đầu rễ)

    Thun đầu rễ hoa lan
    Thun đầu rễ hoa lan

Có rất nhiều nguyên nhân cho vấn đề này. 100% là do vấn đề ngoại cảnh.
Nếu là nấm bệnh hãy để ý rễ sẽ chết nguyên nhánh rễ.
Nhiệt độ quá cao (bị cháy), độ ẩm quá thấp (thiếu nước), bị va chạm, giá thể trồng xử lý chưa tốt, cung cấp dinh dưỡng quá liều, … là một số nguyên nhân thông thường gây nên hiện tượng này.

Đừng quá lo lắng nếu phần rễ trằng vẫn còn ok. Hãy nghiên cứu chi tiết trong các vấn đề trên cho tới khi tìm ra nguyên nhân chính xác và bắt đầu các phương pháp phòng tránh.

Khi đạt được môi trường tiêu chuẩn hãy làm các việc trên: cung cấp đầy đủ môi trường thiết yếu, cung cấp nước đầy đủ trước khi phun B1 để chống sốc, bổ sung NAA để rễ khỏe lại và sinh sôi rễ mới.

  • Chia sẻ bí quyết 1: Tất cả các giá thể các bạn hãy luộc 10 phút và xả nước cho thật sạch trước khi đem trồng hoa lan, bộ rễ sẽ rất thích.
  • Chia sẻ bí quyết 2: Nên cung cấp đầy đủ nước không để giá thể quá khô khan, tránh những nơi nhiệt độ trực tiếp quá cao, tránh va chạm, phòng chống côn trùng, ốc, có khả năng cắn phá đầu rễ.
  • Chia sẻ bí quyết 3: Phân bón là rất cần, nhưng trong 1 lần phun chỉ nên pha loãng hơn quy định.
  • Chia sẻ bí quyết 4: Trong trường hợp nấm bệnh chết hết bộ rễ các bạn hãy xử lý như quy trình. Rễ chết thì cắt hết, rễ đang mang mầm bệnh cũng cắt nếu không còn cách khác, ngâm thuốc nấm bệnh 3 lần liên tiếp, treo chỗ thoáng mát (vẫn cung cấp nước & dưỡng chất qua thân lá cho lan) cho tới khi ra rễ mới thì ta bắt đầu trồng lại với giá thể đã được luộc và xả sạch.Tóm lại, mọi vấn đề cốt lõi của cây là bộ gốc rễ, cây có phát triển hay không, có đạt hoa hoa bền hay không, cây bệnh hay ít bệnh… Tất tần tật phụ thuộc vào bộ gốc rễ, rễ kém cây còi, rễ vươn được 1 đui 2 thì giá thể có vấn đề hoặc phân bón không chuẩn.

    Nhìn vào bộ rễ khỏe cây sẽ khỏe, những rễ già yếu kém nên mạnh dạn cắt bỏ bởi những rễ đó vô tác dụng, ở lại chỉ tổ gây bệnh bởi những rễ chết tạo thành ống dẫn chất bẩn sinh nguồn bệnh ăn lên gốc, hãy chích cụt rễ đó từ phần gốc cho lành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *